Sunday, April 26, 2015

40 Năm Nhìn Lại - NVT



Our Vietnam War Never Ended







South Vietnamese fled Saigon in April 1975 with the help of the American military, as Communist forces from the north entered the city. Credit Dirck Halstead/Getty Images
LOS ANGELES — THURSDAY, the last day of April, is the 40th anniversary of the end of my war. Americans call it the Vietnam War, and the victorious Vietnamese call it the American War. In fact, both of these names are misnomers, since the war was also fought, to great devastation, in Laos and Cambodia, a fact that Americans and Vietnamese would both rather forget.

In any case, for anyone who has lived through a war, that war needs no name. It is always and only “the war,” which is what my family and I call it. Anniversaries are the time for war stories to be told, and the stories of my family and other refugees are war stories, too. This is important, for when Americans think of war, they tend to think of men fighting “over there.” The tendency to separate war stories from immigrant stories means that most Americans don’t understand how many of the immigrants and refugees in the United States have fled from wars — many of which this country has had a hand in.

Although my family and other refugees brought our war stories with us to America, they remain largely unheard and unread, except by people like us. Compared with many of the four million Vietnamese in the diaspora, my family has been lucky. None of my relatives can be counted among the three million who died during the war, or the hundreds of thousands who disappeared at sea trying to escape by boat. But our experiences in coming to America were difficult.

When I first came to this country, at age 4, I was taken from my parents and put into a household of American strangers who were supposed to care for me while my parents got on their feet. I remember a small apartment, or maybe a mobile home, and a young couple who did not know what to do with me. I was sent on to a bigger house, a family with children, who asked me how to use chopsticks. I’m sure they meant to be welcoming, but I was perplexed and disappointed in myself for not knowing how to use them.

As for Vietnam, it is both familiar and strange. I heard much about it as I grew up in San Jose, Calif., in a Vietnamese enclave where I ate Vietnamese food, went to a Vietnamese church, studied the Vietnamese language, and heard Vietnamese stories, which were always about loss and pain. My parents and everyone I knew had lost homes, wealth, relatives, country and peace of mind. Letters and photographs in Par Avion envelopes, trimmed in red and blue, would arrive bearing words of poverty and hunger and despair. My parents had left behind my older, adopted sister, whom I knew only through one black-and-white photograph, a beautiful girl with a lonely expression. I didn’t remember her at all. I didn’t remember the grandparents who passed away one by one, two of whom I never met because they had stayed in the north while my parents had fled to the south as teenagers in 1954.

My father would never see his mother again, and not see his father for 40 years. My mother would never see her parents again, and not see her sisters for 20 years. And the violence they sought to escape caught up with them. My father and mother opened a grocery store and were shot and wounded in a robbery on Christmas Eve, when I was 10 years old. I was watching cartoons, waiting for them to come home. My brother took the phone call. When he told me what had happened I did not cry, and he shouted at me for not crying.

I would not return to Vietnam for 27 years because I was frightened of it, as so many of the Vietnamese in America were. I found the Vietnamese in America both intimate and alien, but Vietnam itself was simply alien. How I remembered it was through American movies and books, all of them in the English language that I had decided was mine at some unspoken, unconscious level. I heard broken English all around me, spoken by refugees whom I couldn’t help but see through American eyes: fresh off the boat, foreign, laughable, hateful. That was not me. I could not see how I could live a life in two languages equally well, so I decided to master one and ignore the other. But in mastering that language and its culture, I learned too well how Americans viewed the Vietnamese.
I watched “Apocalypse Now” and saw American sailors massacre a sampan full of civilians and Martin Sheen shoot a wounded woman in cold blood. I watched “Platoon” and heard the audience cheering and clapping when the Americans killed Vietnamese soldiers. These scenes, although fictional, left me shaking with rage. I knew that in the American imagination I was the Other, the Gook, the foreigner, no matter how perfect my English, how American my behavior. In my mostly white high school, the handful of Asian students clustered together in one corner for lunch and even called ourselves the Asian Invasion and the Yellow Peril.

Such stories are common among the Vietnamese people I know. For many, like the southern Vietnamese veterans who will not find the names of their more than 200,000 dead comrades on the Vietnam Veterans Memorial in Washington, the war has not ended. That is because they are not “Vietnam veterans” in the American mind. Our function is to be grateful for being defended and rescued, and many of us indeed are. The United States welcomed hundreds of thousands of refugees from Southeast Asia in the years after the war. You would be hard pressed to find a more patriotic bunch than us, from the law professor who helped write the Patriot Act to the scientist who designed a bunker-buster bomb for the Iraq war. You can also count among our numbers many veterans of the wars in Iraq and Afghanistan.

But at the same time these Vietnamese Americans fought for America, they also struggled to carve out their own space in this country. They built their own Vietnam War Memorial in Orange County, Calif., home of Little Saigon, the largest Vietnamese community outside of Vietnam. It tells a more inclusive story, featuring a statue of an American and Vietnamese soldier standing side by side. Every April, thousands of refugees and veterans and their children gather here to tell their own story and to commemorate what they call Black April.

This Black April, the 40th, is a time to reflect on the stories of our war. Some may see our family of refugees as living proof of the American dream — my parents are prosperous, my brother is a doctor who leads a White House advisory committee, and I am a professor and novelist. But our family story is a story of loss and death, for we are here only because the United States fought a war that killed three million of our countrymen (not counting over two million others who died in neighboring Laos and Cambodia). Filipinos are here largely because of the Philippine-American War, which killed more than 200,000. Many Koreans are here because of a chain of events set off by a war that killed over two million.

We can argue about the causes for these wars and the apportioning of blame, but the fact is that war begins, and ends, over here, with the support of citizens for the war machine, with the arrival of frightened refugees fleeing wars we have instigated. Telling these kinds of stories, or learning to read, see and hear family stories as war stories, is an important way to treat the disorder of our military-industrial complex. For rather than being disturbed by the idea that war is hell, this complex thrives on it.







Wednesday, April 22, 2015

Tiếng Gọi Tình Yêu



TIẾNG GỌI TÌNH YÊU
Yên Sơn

Tôi chợt tương tư
Người em mạn Bắc
Không gặp em, tháng ngày dài dằng dặc
Đất trời buồn, hoa lá cũng bâng khuâng
Mặc dù bây giờ đang giữa mùa xuân
Mà cảnh vật như mùa đông chậm lại

Lòng buồn tê tái
Đêm xuống ngày lên
Cứ nhớ hoài từng hình ảnh thân quen
Từng mảnh vụn của tâm hồn trinh bạch
Tôi thương em nơi phương trời xa cách
Lạnh lối mòn, đơn độc bóng trăng suông

Ai về Sông Tương (*)
Cho tôi nhắn gửi
Người yêu nhỏ với tháng ngày mong đợi
Tôi sẽ về khi gió chở mùa sang
Tôi sẽ về với nghìn nỗi hân hoan
Và ở lại giữ vườn hoa hạnh phúc

Đêm dài thao thức
Chờ đợi mùa sang
Đêm xôn xao lóng lánh ánh trăng vàng
Nghe tiếng dế lẻ loi thêm quạnh quẽ
Mùi hương tóc thoáng qua hồn rất nhẹ
Rất ngọt ngào như tiếng gọi tình yêu

---------------------------------------------------------
(*) Lấy ý từ bài hát "Ai Về Sông Thương", nhạc và lời Thông Đạt.




Tuesday, April 14, 2015

Sunday, April 12, 2015

40 NĂM NHÌN LẠI - NTD



Tản mạn từ một bài thơ trong ngày chiến thắng
Nguyễn Thế Duyên - VNTQ


permanent link




Tôi với anh
Hai mái đầu xanh
Xanh như màu quân phục...
 
Làng tôi sông Hồng nước đục
Quê anh Vàm Cỏ lở bồi
Mẹ nhớ tôi, hết đứng, lại ngồi
Má mong anh, vào nhà, ra ngõ
Tôi đã ngỏ lời vào một đêm trăng tỏ-Trước lúc lên đường
Ba lô anh có kỷ vật người thương-Đêm giở ngắm trên đường hành tiến
 
Người ta bảo anh đi bảo vệ quốc gia
Người ta bảo tôi vào nam cứu nước
Tôi và anh
Có bao giờ tính suy mất được
Cho bản thân mình, cho mẹ, cho em
Chỉ nghe kèn trống nổi lên
Người hối thúc đưa ta vào chiến trận
 
Đồng quê tôi cỏ mọc xác xơ
Nước quê anh cá chết dạt bờ
Người con gai quê anh, quê tôi héo hắt đợi chờ
Mình mê mải với giấc mơ bạo chúa
 
Tôi và anh
Hai mái đầu còn xanh
Xanh như màu quân phục
 
Nào...!
Hãy khoác vai nhau ta cùng chúc phúc
Để tôi về ngoài ấy đắp đê
Nước Vàm Cỏ cũng đang gọi anh về
Cùng cày cấy nuôi mẹ già anh nhé
Mê muội qua rồi, chia tay trên lối rẽ
Gửi cho nhau lời xin lỗi muộn màng

Một cánh mai tươi, một nén hương vàng
Ta về tặng cho những người đồng đội
Ta bá vai nhau để những người kia xóa tội
Dưới suối vàng
Họ...!
Chắc cũng đã ôm nhau...!
 



 Sắp đến ngày 30/4 trên các phương tiện truyền thông người ta bắt đầu tuyền truyền cho ngày chiến thắng. Chính trong những ngày này, tôi tình cờ đọc được bài thơ của một người lính đã từng cầm súng đổ máu trong cuộc chiến tranh này đi kèm một tấm hình hai người lính trẻ của hai phía đứng bên nhau. Tôi đọc bài thơ và rưng rưng xúc động. Bài thơ trĩu nặng suy tư về một thời đã qua. Cái thời mà lẽ ra người ta phải đóng băng nó lại, Cất nó vào những trang sách sử để cho các đời sau của dân tộc Việt đọc lại, suy ngẫm rút ra những kinh nghiệm quý báu từ những sai lầm của cha ông thì người ta lại trương nó ra, dùng tay vạch lại những vết thương chưa kín miệng trong tâm hồn dân tộc và làm cho vết thương lại rỉ máu. Bốn mươi năm rồi vết thương ấy chưa bao giờ kín miệng.

Không hiểu sao đọc xong bài thơ, trong đầu tôi lại hiện lên cái lễ tiếp nhận đầu hàng của quân đội miền bắc và miền nam trong cuộc chiến tranh nam bắc mĩ cách đây hơn hai trăm năm. Không một tiếng hò reo vui mừng của người chiến thắng. Không một tiến trống thúc. Khi những người lính miền bắc, kẻ chiến thắng định bắn các loạt đại bác chào mừng thì tướng Grant đã ra lệnh ngừng ngay những hoạt đọng chào mừng lại . Ông bảo với họ “ Chiến tranh đã kết thúc bây giờ họ là đồng bào của chúng ta” . Hai đội quân hiên ngang đứng đối mặt nhau trong con mắt họ ánh lên một sự kính trọng đối thủ. Im lặng! Một sự im lặng thiêng liêng trùm lên hai đạo quân. Đây không phải là một lễ đầu hàng . Họ! Hai đứa con Mĩ hư hỏng đánh lộn nhau và giờ đây Mẹ Mĩ choàng ôm lấy hai đứa con hư, kéo chúng vào bầu vú căng sữa của mình để mặt chúng giáp lại bên nhau, cùng hít thở mùi sữa mẹ để chúng nhận ra “ Chúng là hai anh em”. Tôi bỗng hiểu vì sao nước mĩ lại hùng mạnh đến thế và bỗng hiểu vì sao chúng ta cứ mãi mãi là một nước nhược tiểu. Nước Mĩ hùng mạnh bởi những nhà lãnh đạo Mĩ là những người có tầm cao văn hóa. Ngay sau chiến tranh, người Mĩ đã đánh tan mối thù hận giữa hai miền nam bắc. Cả nước trở thành một khối không còn cái mặc cảm của kẻ chiến bại và cũng không còn cái vui mừng của người chiến thắng. Nước Mĩ có 11 lễ hội kỉ niệm cấp quốc gia nhưng trong đó không có ngày kỉ niệm chiến thắng nam bắc mĩ. Còn chúng ta? Những ngày tháng tư này tôi cứ nghe ra rả những lời ngợi ca chiến thắng. Chúng ta chiến thắng ư? Chiến thắng ai? Khi phảỉ nghe những lời ca ngợi ấy, trong tôi lại vang lên câu thơ của Tào Thực cách đây đã hơn một nghìn năm
                        Cành đậu đun hạt đậu
                        Hạt đậu khóc hu hu
                        Cùng sinh ra một gốc
                        Thiêu nhau nỡ thế ru


Không! Chúng ta! Hai miền nam Bắc đều là kẻ chiến bại. Có kẻ chiến thắng nhưng kẻ đó không phải là chúng tôi. Đó là kẻ mà ông Lê Duẩn đã nói “Chúng ta đánh mĩ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc” Họ đã thắng mà không phải đổ chút xương máu nào. Họ quyết tâm chống Mĩ đến người Việt nam cuối cùng. Chao ơi! Có gì để hãnh diện! Có gì để tự hào khi mà ta, cả miền nam, miền bắc chỉ là những tên lính đánh thuê. Ta cầm súng lao vào bắn giết lẫn nhau mà chẳng biết vì cái gì

Người ta bảo anh đi bảo vệ quốc gia
Người ta bảo tôi vào nam cứu nước

 
 . “Người ta”! Người ấy xa lạ lắm chẳng liên quan gì đến anh và tôi, chẳng quan tâm gì đến lợi ích của anh và tôi . Còn tôi và anh nói như nhà thơ chế Lan Viên đều trở thành” con rối cho cuộc đời giật dây” mà là những con rối thì đã tốt. Hai chúng ta chỉ là những con tốt bị thí một cách không thương tiếc cho những giá trị mơ hồ  dối trá .”Người ta” Xa lạ quá và cũng mơ hồ quá!Ngày xưa, cách đây bốn mươi năm khi tác giả bài thơ này còn trẻ, còn bị cái chính sách ngu dân dối trá bưng bít khiến cho hai mươi triệu người dân miền bắc ai cũng nghĩ “Mình đang cứu nước” Cái “Người ta” lúc ấy  gần gũi lắm, cụ thể lắm.

Bác bảo đi là đi
Bác bảo thắng là thắng.
                  Tố hữu


Chọn thời mà sống chăng? Anh sẽ chọn thời gian nào thế nhỉ
Cho tôi được sinh trong buổi đảng dựng xây đời.
                                Chế lan Viên


Còn nay ! sau bốn mươi năm, khi sự thật không thể che dấu mãi làm chúng ta bừng tỉnh.Chúng ta ân hận. Một nỗi ân hận muộn màng

Gửi cho nhau lời xin lỗi muộn màng.

Và đấy cũng là lúc những thứ cụ thể, thiêng liêng, gần gũi ngày xưa trở nên nhòa nhạt trong chúng tôi, biến thành thứ “Người ta” xa lạ

Anh được  gì trong cuộc chiến ây ? 
Tôi được gì trong cuộc chiến ấy?
Đồng quê tôi cỏ mọc xác xơ
Nước quê anh cá chết dạt bờ
Người con gái quê anh, quê tôi héo hắt đợi chờ


Và cái « Người ta » xa lạ ấy đã quan tâm gì đến những mất mát đau thương của gia đình tôi và gia đình anh ?

Hình như Đại việt sử kí toàn thư đã nhầm. Không phải là mẹ Âu Cơ mang năm mươi người con xuống biển mà là sau khi li hôn mẹ Âu  Cơ mang năm mươi người con vào Miền nam còn bố Lạc Long Quân giữ năm mươi người con ở lại miền bắc . Trong sự tức giận , Lạc Long Quân đã đốt chiếc bọc chứa một trăm quả trứng thành than, rắc tro của nó xuống biển đông và bảo với các con rằng : «  Từ nay, chúng nó không còn là « Đồng bào » của ta nữa » và thế là năm mươi đứa con của mẹ âu cơ với năm mươi đứa con của bố lạc long quân trở thành kẻ thù không đội trời chung. Mối hận thù tiền kiếp ấy cho đến bây giờ vẫn chưa tan .

Có những dân tộc trong một thời điểm hiếm hoi nào đó của lịch sử, dưới sự dẫn dắt của lòng tự tôn dân tộc, và sự dối trá, lừa bịp của những kẻ cầm quyền mà trở nên cuồng tín. Khi đó gần như toàn bộ dân tộc đó trở nên độc ác và tàn bạo. Nhưng họ chỉ tàn bạo và độc ác với những người khác chủng tộc với họ còn với dân tộc họ họ vẫn là những con người mà Đức và Nhật trong đại chiến thế giới lần thứ hai là hai ví dụ diển hình. Còn chúng ta? Chúng ta độc ác với chính dân tộc mình. May mắn cho hai dân tộc đó, họ đã bại trận. Niềm tự hào man dại của họ đã buộc phải quỳ gối trước cái thiện, cái tốt đẹp của con người. Ngọn lửa ấy tắt ngấm trong tâm hồn họ để cho họ nhận ra rằng « Máu người không phải nước lã » và « Sinh mạng và phẩm giá là hai thứ trân quý nhất mà tạo hóa đã dành cho con người”. Tiếc thay dân tộc ta không có được cái may mắn của dân tộc Đức và Nhật. Chúng tôi đã chiến thắng. Chúng tôi đã chiến thắng các anh, người anh em của tôi. “Đồng bào” của tôi Và cái ngọn lửa man dại đó đã được tiếp thêm nhiên liệu để cho nó tiếp tục cháy không biết đến bao giờ.

Đọc bài thơ này, đọc những comment trong bài thơ này, tôi lại ngậm ngùi cho số phận những người lính các anh trong những trại “Cải tạo” của chúng tôi. Dưới ánh sáng của ngọn lửa chiến thắng man dại, Cái “Người ta “ ấy đã “Cải tạo” các anh bằng cách thắp lên trong các anh một ngọn lửa hận thù.

Tôi đọc lại bài Cáo Bình Ngô mà trong lòng bỗng nhiên ngờ ngợ. Dân tộc này kì lạ quá, rất nhân đạo với kẻ thù nhưng lại tàn nhẫn với chính mình

Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,


Chao ôi! người ta vẫn tự hào rằng “Người ta” nhân đạo. Không có cuộc tắm máu nào sau chiến thắng. Cũng đúng!So với phát xít Hít le, với Pinôchê , với pôn pốt thì quả “ Người ta” nhân đạo hơn thật. Nưng sao con mắt của “người ta” chỉ luôn cắm đầu nhìn xuống đám bùn đen dưới chân mình mà không ngửa mặt lên nhìn bầu trời cao lồng lộng? Hay đấy là tâm thức của văn hóa việt? Chỉ luôn so sánh mình với những cái kém hơn. Mà ta ở đâu trong thế giới rộng lớn này? Ta ở gần đáy của nó. Đáy cách ta một gang tay, bầu trời cách ta cả ngàn cây số thế mà ta chỉ nhìn xuống dưới chân mình thì làm sao ta có thể cất mình lên .

Đọc bài thơ tôi lại liên tưởng đến những nước Đông Âu đã bị sụp đổ. Bao nhiêu nước nhưng duy nhất có hai người bị kết án tử hình vì kẻ đó đã ra lệnh cho quân đội bắn vào đoàn biểu tình còn lại tất cả đều được tha thứ . Không một ai bị tù đầy và nó cũng là một trong những nguyên nhân khiến những nươóc đó tiến những bước dài trong kinh tế.

Mê muội qua rồi, chia tay trên lối rẽ

Mê muội qua chưa? Chưa qua đâu! Có thể với nhà thơ , người viết bài thơ này đã thoát khỏi cơn mê sảng nhưng sâu trong tiềm thức của bao nhiêu người dân miền bắc cái ngọn lửa hào hùng chiến thắng vẫn cháy và trong hàng triệu người miền nam ngọn lửa hận thù vẫn cháy. Và vết rạn của dân tộc vẫn cứ hiện hữu trong mỗi chúng ta.

Bao giờ chúng ta mới có thể ôm nhau trong vòng tay mẹ Việt để cho cái ước mơ của người viết bài thơ này trở thành hiện thực.

Ta bá vai nhau để những người kia xóa tội
Dưới suối vàng
Họ...!
Chắc cũng đã ôm nhau...!

                                                                                        
Nguyễn Thế Duyên
Hà nội 8/4/2015


                          
Vài lời xin lỗi gửi đến tác giả bài thơ.

Tôi hứa với anh viết tặng anh một bài bình nhưng không hiểu sao những suy tư trăn trở của anh cứ lôi tôi vào những những suy tư mà bài thơ anh chưa nói đến. Cho tôi xin lỗi! Nhưng một bài thơ có thể lôi người đọc vào những suy tư có lẽ đó là lời khen lớn nhất rồi phải không anh


 

Saturday, April 11, 2015

40 NĂM NHÌN LẠI - NNN





Bên thắng cuộc

Nguyễn Ngọc Ngạn

Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?

Câu này dễ trả lời! Thế giới biến đổi từng ngày, biết bao nhiêu chuyện xảy ra. Nhưng riêng đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu. Nó mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới, kết thúc chiến tranh lạnh, giảm thiểu tối đa các vũ khí chiến lược, tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản. Cần hình dung lại hàng triệu người đã chết thảm ở Siberia thời Stalin, trong cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai thời Hồ Chí Minh trên đất Bắc, cũng như đánh tư sản và tù cải tạo tại miền Nam sau 1975. Chưa kể chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ, mà sự sụp đổ ấy không do tác động trực tiếp của thế giới tự do, mà do chính nội bộ của đảng viên và của quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Theo tôi, đó là sự kiện vĩ đại nhất của nhân loại trong 4 thập niên vừa qua!

Từ ngày ra hải ngoại, tôi vẫn mang trong đầu một điều tiếc nuối: Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia cuối cùng trên thế giới bị lọt vào tay Cộng Sản. Giả như đồng minh Hoa Kỳ không bỏ cuộc giữa đường, Miền Nam Việt Nam chỉ cần cầm cự thêm vài năm nữa, chắc chắn tình hình đã đổi khác.

Đến khi cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp đổ ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Tôi tin như thế, nhưng dè dặt không dám viết ra vì sợ có người sẽ bảo là tôi chủ quan. Mãi đến khoảng năm 2005, tôi tình cờ đọc được cuốn sách của một tác giả người Mỹ, tôi mới cảm thấy an lòng và hết sức vui mừng vì có người đồng ý với suy nghĩ của tôi.

Tiếc là giờ này tôi không có cuốn sách ấy trong tay, vì hôm đó trong khi chờ chuyến bay ở phi trường, tôi tạt vào tiệm bách hóa Hudson News tính mua đại một tờ tạp chí nào đó để lên máy bay xem cho qua thì giờ, thì thấy có cuốn sách viết về Vietnam War nên vội lấy xuống. Tôi mới chỉ đọc được 2 trang của phần mở đầu thì chuyến bay thông báo boarding mà người xếp hạng ở quầy tính tiền đông quá, tôi đành bỏ lại cuốn sách trên kệ.

Ngồi trên phi cơ, tôi nhớ lại lập luận của tác giả cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản. Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!
Điều này tôi tin là đúng. Hồi mới sang Canada, năm 1979, tôi đọc một bài viết trong tờ Financial, nói rằng: Chiến tranh Việt Nam đã làm đồng dollar Mỹ mất giá và gây nên tình trạng lạm phát nặng nề. Lúc ấy tôi nghĩ: Mỹ giàu như thế mà còn điêu đứng vì chiến tranh Việt Nam, thì huống chi các nước cộng sản vốn quanh năm èo uột về kinh tế!

Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!

Từ những “bức xúc” thực tế ấy, lãnh đạo Cộng Sản bất đắc dĩ phải đưa ra khẩu hiệu “đổi mới”, khởi đầu ngay tại Liên Xô từ năm 1985. Nói “bất đắc dĩ” là bởi vì trong thế giới Cộng Sản, bất cứ ai đề xuất một ý tưởng khác với những giáo điều cứng rắn của Đảng thì lập tức bị gán cho cái tội “xét lại” hoặc “phản Đảng” và thường đưa đến hậu quả thân tàn ma dại. Điều này chắc chắn ai cũng đã biết qua kinh nghiệm mấy chục năm cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức v.v… chúng ta đã thấy được phần nào những thanh trừng nội bộ rất cay đắng của Đảng Cộng Sản qua những vụ án mà họ gọi là “xét lại”, chẳng hạn như vụ Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính là một đảng viên kỳ cựu, hoạt động cùng thời với anh em Lê Đức Thọ. Năm 1945 ở Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao tham gia Việt Minh, công tác trong đội ám sát. Chính Hoàng Minh Chính đã đưa súng cho Văn Cao đi giết những đảng viên Quốc Dân Đảng bị Việt Minh vu cho tội thân Nhật. Hơn 30 năm sau, Hoàng Minh Chính mới tỉnh ngộ, nhìn thấy nhu cầu phải cải tổ để cứu đất nước. Nhưng ý kiến của ông đụng vào những bức tường bảo thủ kiên cố nên ông bị truy bức, kéo theo bao nhiêu người khác mà phe bảo thủ muốn nhân dịp này tiêu diệt.

Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, thấy nông dân làm hợp tác xã không có hiệu quả vì cha chung không ai khóc, cơm nhà chúa múa tối ngày, cứ rềnh rang vác cuốc ra đồng đủ 8 tiếng rồi về, thu hoạch không năm nào đủ chỉ tiêu. Ông mới nghĩ ra sáng kiến là cho nông dân làm khoán. Làm nhiều ngày hay ít, chăm hay lười, không cần biết, miễn là nộp đủ số thóc quy định! Sáng kiến này tuy thực tế và có lợi cho Nhà Nước nhưng bị coi là đi lạc đường nên bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cách chức! Bí thư tỉnh ủy tất nhiên phải là một ủy viên trung ương Đảng, thế mà còn bị trừng phạt vì một sáng kiến cá nhân, huống chi người dân thường, ai dám phát biểu ý kiến!

Vậy mà sau 10 năm kết thúc chiến tranh, giữa lúc phe bảo thủ còn đang thống trị toàn Đảng, thì Trường Chinh đã phải công khai hô hào đổi mới. Ai cũng biết Trường Chinh là lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên. Nói cách khác, Trường Chinh vẫn được coi là một thành trì kiên cố nhất của Đảng. Thế mà chính Trường Chinh phải thay đổi lập trường thì đủ biết hoàn cảnh Việt Nam sau chiến tranh thê lương như thế nào! Trần Bạch Đằng viết trong bài “Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” như sau:

“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”!

Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!

Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết:

“Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”.

Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội!

(Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).

“Đổi mới” thật ra là một bản tuyên ngôn đầu hàng tư bản! Bởi vì: Cốt lõi của Cộng Sản là kinh tế chỉ huy, là mậu dịch quốc doanh, là kiểm tra hộ khẩu, là hợp tác xã, là mỗi tháng xếp hàng lĩnh 16 ký gạo! Một khi đã chuyển sang cơ chế thị trường tức là đã chào thua thế giới tự do rồi!

Kiệt quệ về kinh tế đã đành, người Cộng Sản còn mất hết niềm tin vào những lý tưởng mà họ được dạy dỗ trước đây.

Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!

Thế giới tư bản thì càng ngày tự điều chỉnh để trở nên hoàn thiện, trong khi cộng sản dừng chân tại chỗ, hết chiến tranh là lộ ra hết khuyết điểm. Khi Liên Xô và Trung Cộng công khai thù nghịch nhau, khi Việt Cộng xâm lăng Miên Cộng (Khờ-Me Đỏ), khi Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học vào đầu năm 1979 – nghĩa là gà cùng một mẹ mà chém giết nhau không nương tay – thì cái lý tưởng “thế giới đại đồng” và “chung sống hòa bình” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em còn ý nghĩa gì nữa! Cứ nhìn Trung Cộng, người ta thấy ngay cái tình hữu nghị môi hở răng lạnh của hai nước Cộng Sản nó cay đắng như thế nào! Lời dạy của Đảng trở thành trò hề, làm thất vọng tất cả những ai từng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩ giã từ chủ nghĩa xã hội vì vậy càng ngày càng lan rộng trong đầu nhiều đảng viên, chỉ chờ cơ hội là bùng phát!

Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!). Hai chữ “Cộng Sản” chỉ còn là một tì vết của lịch sử, đã lùi hẳn vào trong dĩ vãng, không còn là mối bận tâm cho nhân loại. Nó đã trở thành chuyện cổ tích, người bỏ Đảng mỗi ngày một đông. Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng.

Dĩ nhiên cũng còn vài nước vẫn bám lấy danh hiệu Cộng Sản nhưng thật ra họ không còn mang chất cộng sản như xưa. Họ bám chỉ vì quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm mà họ phải bảo vệ mà thôi. Bắc Hàn và Cuba thì đói khát quanh năm, không đáng bàn đến. Trung Cộng thì tư bản hóa trước cả Việt Cộng. Cụ thể, ngày nay nếu phải đối phó với Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đối phó với một nước cộng sản mà là một đế quốc có chủ trương bá quyền.

Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.

Trong chế độ Cộng Sản đích thực, chỉ cần có vài mẫu ruộng đã ra pháp trường đấu tố, chỉ cần làm chủ một cửa tiệm hạng trung đã bị đánh tư sản, hoặc vào tù hoặc đi vùng kinh tế mới, chứ làm gì có những cán bộ đảng viên sở hữu những dinh thự nguy nga và ôm hàng tỉ hàng triệu dollars như hiện nay ở Việt Nam! Các cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng thế! Có những quan chức phải dành riêng ra hẳn một căn nhà mới đủ chỗ chứa vàng và tiền mặt thì cộng sản ở điểm nào!

Nói tóm lại, trên thế giới ngày nay không còn nước nào áp dụng lý thuyết Cộng Sản đúng nghĩa. Tất cả đều đã đầu hàng tư bản, chạy theo tư bản, nhưng gắng gượng nên câu khẩu hiệu: “Áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!” Họ ngượng ngùng nói thế khi chính họ cũng biết rõ rằng chủ nghĩa xã hội không bao giờ có cơ chế thị trường! Tư bản thúc đẩy sản xuất và cải thiện sản phẩm bằng tự do cạnh tranh! Cộng Sản thúc đẩy sản xuất bằng tuyên truyền, bằng chỉ thị và bằng giấy biểu dương! Khác nhau như nước với lửa, không thể kết hợp được. Cho nên, như tôi đã nói ở trên, người cộng sản một khi đã áp dụng cơ chế thị trường tức là đã bỏ cuộc, là giã từ hẳn chủ nghĩa của mình rồi! Chỉ cần để ý một chút, chúng ta thấy ngay ngày nay họ không còn tự hào khoe khoang về lý tưởng của họ như thuở trước. Những câu khẩu hiệu một thời họ hãnh diện nêu cao như “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân”, hoặc “Chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ loài người” giờ này chính họ đã lặng lẽ xóa đi. Hai chữ “vô sản” là đặc trưng của chế độ, ngày nay cũng đã biến mất! Đấu tranh giai cấp để tiến đến công bằng xã hội thì không thể áp dụng được nữa bởi giai cấp giàu nhất bây giờ gồm toàn đảng viên! Chả nhẽ họ tự đấu tố chính mình! Chẳng những thế, trong nước đang có dư luận một ngày gần đây Đảng Cộng Sản sẽ đổi tên, bỏ hẳn hai chữ “Cộng Sản” đã lỗi thời vì quá nhiều khuyết điểm! Nhưng dù có đổi tên mà vẫn duy trì lề lối cũ, vẫn độc tài và thường xuyên vi phạm Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì thế giới vẫn tiếp tục lên án và người dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Bởi mục tiêu tối hậu không phải chỉ là xóa đi hai chữ Cộng Sản, mà là kiến tạo một quốc gia tự do, dân chủ và phú cường, để Việt Nam có thể hãnh diện đứng ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.

Tổng kết lại, nhìn lại 4 thập niên vừa qua, nếu chỉ chú ý đến cái mốc kết thúc chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam, thì người ta gọi Miền Bắc là “bên thắng cuộc”. Nhưng nếu mở tầm mắt rộng hơn, nhìn sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên, thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!

Nguyễn Ngọc Ngạn
Tháng 4/2015



Friday, April 10, 2015

Giọng Huế - Tô Kiều Ngân







Giọng Huế 

Tô Kiều Ngân
 
 
Ngắt một chút mây trên lăng Tự Đức
Thả vào mắt em thêm một dáng u hoài
Đôi mắt ấy vốn đã buồn thăm thẳm
Thêm mây vào e tan nát lòng ta.

Anh quỳ xuống hôn lên đôi mắt đó
Bỗng dưng sao thương nhớ Huế lạ lùng
Chắc tại em ngồi bên anh thỏ thẻ
Tiếng quê hương sao động đến vô cùng

"Hẹn chi rứa, răng chừ, em sợ lắm"
Mạ ngày xưa cũng từng nói như em
Anh mất mạ càng thương em tha thiết
Như từng thương câu hát Huế êm đềm

Cảm ơn em đã cho anh nhìn lại
Giòng sông Hương trên bến cảng Sài gòn
Nước như ngọc in bóng thuyền lấp lánh
Mái chèo khua vương nhẹ nhánh rong non

Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành, không nối tiếc chi mô. 
 
 
 

Tuesday, April 7, 2015

Đêm Trăng


 

Đêm Trăng 



Hai đêm rồi nhìn ra ngoài cửa sổ thấy trăng sáng chiếu vào phòng. Lạ lắm.  Thường ngày có trăng, khoảng 8 đến 9 giờ tối, từ phòng nhìn ra bên trái mới thấy được, sau đó trăng lên cao và đi qua khỏi mái nhà. Hai đêm nay, trăng dọi vào phòng, ngay trước cửa sổ lúc gần nửa đêm. Trời trong, mát lạnh và trăng cứ đứng đó lặng lẽ nhìn vào, thật lâu ...

Ơi buồn. Nhìn trăng lòng có chút gì vương vấn không giải thích được. Hai đêm liền, ngủ thật ít, thức đêm nhìn trăng và sáng lại thức giấc sớm. Mỗi lần có trăng, tôi nhìn theo trăng từ những ngày còn là chiếc lưỡi liềm nhỏ tí cho đến khi trăng tròn ánh sáng trắng rực rỡ, và khi trăng đổi hình dáng, ánh sáng vàng sậm rồi tan đi. Đêm trăng luôn mang lại cho tôi cảm giác mênh mang khó tả. Trăng như nhìn thấu nỗi lòng, trăng như nghe được tâm sự thầm kín. Trăng như người bạn thân hiểu được tâm tính tôi, trăng như ngọn đèn sáng soi cho tôi thấy được từng ngõ ngách tâm tư.

Tôi nhớ Thầy tôi. Những lần đưa Thầy đi chơi, gặp đêm trăng, hai cha con đều ngắm nhìn và ca ngợi vẻ đẹp rạng rỡ của trăng, phần tôi, luôn theo trăng trên suốt đoạn đường. Khi ở nhà, đêm trăng, tôi thường điện thoại hỏi, "Thầy có thấy trăng đêm nay đẹp không? Ở đây con thấy trăng sáng lắm".  Đây là lần thứ hai có trăng sau Tết ... Thầy tôi qua đời vài ngày sau ngày rằm tháng hai âm lịch năm trước. Theo dương lịch, ngày giỗ đầu của Thầy đã qua vài tuần rồi, nhưng theo ngày ta đúng là hôm qua.  Tôi nhớ Thầy vô cùng. Một năm, ba trăm sáu mươi lăm ngày trôi qua nhưng tôi vẫn thấy như mọi chuyện mới xảy ra vài ngày... Một năm, hai năm, hay mười năm, hai ba mươi năm, tôi nghĩ rằng tôi vẫn nhớ thương Thầy như tôi đã và đang nhớ thương Mẹ.

Thời gian đã cho tôi lớn khôn để dần rời xa vòng tay che chở của Thầy. Nhưng thời gian cũng cho tôi hiểu rõ hơn, tình thương yêu của cha mẹ là vô giá...  Hai đêm qua, trăng lặng lẽ nhìn vào phòng tôi, như muốn nhắn gửi điều chi ... Tôi đứng bên cửa sổ nhìn trăng, không hiểu được tại sao trăng còn ở đây vào giữa khuya, không hiểu được điều trăng muốn nhắn nhủ. Lòng tôi thanh thản, không vướng bận gì, chỉ thấy buồn vì đã mất Thầy mãi mãi.



Tôn Nữ Thanh Dương 
April 7, 2015

Wednesday, April 1, 2015

Khúc Biệt Ly




KHÚC BIỆT LY
Yên Sơn

Đêm rớt xuống thật nhanh
Xua oi nồng nắng hạ
Tiếng chim hót líu lo trên cành lá
Nghe rộn ràng, náo động khoảng trời riêng
Tôi bắt võng nằm nhàn hạ trước hiên
Ngâm khe khẽ bài thơ tình mới viết

Tôi chạnh lòng nuối tiếc
Ngày mai phải xa em
Mấy ngày qua cuộc sống quá êm đềm
Như trong mộng, như một đôi chồng vợ
Biết xa em sẽ vô vàn thương nhớ
Sẽ vô cùng đau đớn biết không em

Từng hạt sương đêm
Đậu trên mái tóc
Trăng hăm mốt, phía trời xa đã mọc
Ánh trăng vàng ngầu đục bởi sương pha
Tôi và em chìm trong cõi bao la
Lời không tỏ, đôi tim cùng thổn thức

Bỗng nhiên em dừng bước
Xoay lại ngước nhìn tôi
Dư lệ buồn còn đẫm ướt mắt môi
Cũng gắng gượng nở nụ cười đằm thắm
“dấu yêu ơi, em yêu anh say đắm
đến bao giờ anh về lại bên em ?”

Bầu trời đầy sao đêm
Chìm sâu trong đáy mắt
“nghe em hỏi ruột gan anh se thắt
Một ngày xa em dài lắm em ơi
Anh sẽ về khi lá chớm thu rơi
Và ở lại cùng em xây vườn mộng”

Bờ vai em rung động
Lệ thấm ướt vai tôi
Nửa vầng trăng đã vượt khỏi đỉnh đồi
Đêm rất ngắn, dìu nhau về tổ ấm
Em thong thả bên tôi từng bước chậm
Dưới hàng thông nghiêng bóng hát lời ru

Đêm cuối cùng khó ngủ
Khi nghĩ đến ngày mai
Em rúc đầu ngoan ngoãn gối trên vai
Lời thủ thỉ nghe giọt buồn rơi xuống
Tiếng dế tàn đêm nghe sao gắng gượng
Dội vào hồn tỳ vết cảnh chia ly