Friday, January 31, 2014

Vấn Vương






Vấn Vương




Ngày mới nhìn quanh chẳng thấy ai

Sương sa nước đọng rớt rơi hoài

Đông cũ còn đây xuân vội đến

Tóc đùa với gió quấn quýt vai



Một chút lạnh buông tái tê lòng

Lời nào người hát đẫm nhớ mong

Khoan nhặt nhịp cung sầu chia cách

Tiếng vọng từ xa mãi bâng khuâng



Nguyệt Hạ

Mùng Một Tết Giáp Ngọ

Jan 31, 2014

VIETNAMESE ORIGAMI

Monday, June 10, 2013

Origami by Nguyễn Hùng Cường 

 by ann b martin - allthingspaper.net

 

The remarkable origami of Nguyễn Hùng Cường of Hanoi, Vietnam caught my eye on Flickr recently. He is a talented folder who often uses Vietnamese handmade paper called Dó to create his models. I was interested in learning more about Cường and his expressive work, so I emailed him with questions that he graciously answered.


psychopsis-krameriana-origami
Psychopsis krameriana


  When were you introduced to origami?

I have been folding since I was five or six years old. My first book was called Prehistoric Origami by John Montroll, and it made a deep impression on me. I started folding as many models as I could and created my first original design in 1999 when I was 10. It was a simple pig based on John Montroll's work.


origami-gorilla
Gorilla



I have learned origami mainly from books... there are a lot of great origami books from creators all over the world. I am always amazed by the way they can fold whatever they want using just one uncut square, so when I design my own models, I also try to use one square only. That's a real challenge every time, but when I succeed, it's the most wonderful feeling.


origami-horse
Tiny horse folded from one piece of Vietnamese money



Who else has inspired you?

When I began designing my own models I usually referred to books and instructions by Robert J. Lang, Kamiya Satoshi, and Komatsu Hideo. Their works are so inspiring and they have developed many techniques that I can use in designing origami.

In 2005 I joined Vietnam Origami Group (VOG) - the community of origami enthusiasts in Vietnam. We learn from one another and become better and better. Through VOG, I met a Vietnamese/USA artist, Giang Dinh. He is a great origami artist with minimalistic style. I learn from him not the designing techniques, but the philosophy of doing origami. He has helped me and VOG so much.

There are many amazing origami artists such as Yoshizawa Akira, Eric Joisel, David Brill, Joseph Wu, Hojyo Takashi, Seiji Nishikawa, Fumiaki Kawahata, Tomoko Fuse, Kunihiko Kasahara... and even more that I admire. I'm so sorry that I can't list all of them here.


origami-scorpio-snake
Scorpio-snake


Do you have a favorite model that you have made?

My favorite models are the ones that I like to fold. So far, the model that gives me the most enjoyable moment when folding it is the gorilla. It's not so complex, but not simple either. The folding process is fun and I can fold it endless times. Besides the gorilla, I like scorpion, so I have folded scorpions in many styles - simple to super-complex, abstract to detailed, realistic models.


origami-butterfly
Butterfly 
 
  

 Are you a full-time artist?

I admit that origami is more than a hobby to me, but it will take a long time to consider it my career. Being a full-time origami artist is very difficult. Many people still think that origami is not art and only for children. So now I'm rather focus on creating beautiful origami artwork than making money from origami.


boy-on-water-buffalo-origami
Boy on Water Buffalo



 Have any of your designs been published?

Yes, I have contributed to many books and magazines and worked as a co-author on some books. You can find some of my instructions (diagrams) in the JOAS (Japan Origami Academic Society) books and magazines, OUSA (Origami USA) collection 2008, and other books. In 2008, my eagle was published in Licence to Fold - a collection of many models from authors around the world. With this book, I had a chance to put my work next to many artists who I admire. In 2011, Vietnam Origami Group collaborated with Nicolas Terry to publish 50 hrs of Origami + which featured five of my designs.

I hope one day I will publish a book with such great quality as the artists above and inspire others to design origami.



Great White Shark
Great White Shark




See more of Cường's work on his Flickrstream, Black Scorpion.




Source http://www.allthingspaper.net/2013/06/origami-by-nguyen-hung-cuong.html










Thursday, January 30, 2014

Thư cuối năm gửi chị







Thư cuối năm gửi chị

 Hôm nay là ngày em bận rộn nhất trong năm, chị có tin thế không?

Những ngày lễ cuối năm hay đầu năm tây dù bận rộn đến đâu cũng không cho em cảm giác như ngày cuối năm ta của mình.

Từ vài tuần trước em nghĩ đến những gì sẽ làm trong ngày này. Những việc lặt vặt trong nhà được thanh toán từ cuối tuần. Hôm nay chỉ đặc biệt dành cho nấu ăn. Em sẽ nấu nhiều món, sẽ có cúng giao thừa và sẽ nấu món để dành cho những ngày Tết. Cứ như phong tục từ ngày xưa không bao giờ thay đổi.


Em cũng mua trái cây và hoa, nhưng không theo những thứ trái người ta mua ở chợ. Em chỉ mua những trái tròn trịa và màu sắc tươi thắm, tránh những thứ gai góc. Sẽ nấu xôi chè và làm bánh mứt. Bánh chưng bánh tét cũng đã mua đầy đủ và dưa món dưa chua cũng đã làm xong.











Trên bếp là nồi măng kho. Một món không thể thiếu trong ngày đầu năm từ khi em bắt đầu biết nấu ăn. Kỷ niệm nhớ mãi, khi em được 8 tuổi, bác Đ. hàng xóm gọi em sang nhà sáng mùng một, lì xì và đặt em ngồi ở bàn ăn, để tô măng kho trước mặt bảo em ăn, có thêm bánh tráng mè nướng dòn nữa. Và những năm sau đó, năm nào cũng vậy.  Không biết món măng kho ấy ngon như thế nào, nhưng em nhớ mãi và không bao giờ quên nấu vào dịp tết.  Những năm gần đây em luôn luôn có măng khô từ quê nhà. Món quà của chính tay dì C. phơi khô và gửi cho.






 Rất tiếc cây hoa đào của em năm nay ra hoa từ ngày rằm và đã tàn hết không còn nụ hoa nào cho em cắt vào chưng Tết. Thời tiết nóng lạnh bất thường làm cho cây hoa bị lầm lẫn như thế. Đêm nay em sẽ dọn bàn cúng giao thừa. Một tục lệ em không bao giờ bỏ từ ngày phải vào bếp lo chuyện cơm nước cho cả nhà.

Đúng giờ giao điểm giữa năm cũ và năm mới, cửa nhà sẽ mở toang đón tiết xuân đang về, nhang được thắp lên, trà nóng được rót ra chén và cả nhà sẽ đứng trước bàn khấn vái cảm tạ một năm bình an đã qua và cầu xin mọi sự tốt lành cho năm tới. Có hay không, tin hay không tin, năm nào em cũng làm và thấy tâm hồn mình thảnh thơi nhẹ nhàng trong những giờ phút giao thừa ấy. Rồi chúng em sẽ bước ra sân và hái lộc đầu năm. Một vài đóa hoa hay vài chiếc lá, thứ nào cũng được, đã gọi là lộc nên không cần chọn lựa. Những thời khắc đầu tiên của năm mới, em được đúng ngoài trời, trong lúc giao hoà như thế, không gì có thể diễn tả được tâm trạng em. Em chỉ biết thầm tạ ơn và tận hưởng mọi sự sâu lắng đang diễn ra quanh mình, những điều rất nhỏ mà mình thường bỏ qua khi quá bận bịu trong cuộc sống hàng ngày.

Chỉ mươi mười lăm phút thôi, em có cả một mùa xuân mới và sẽ vào nhà ngủ ngon sau khi chúc tụng nhau, trao đổi phong bao lì xì, ăn một miếng bánh mức gì đó và uống một ngụm trà.

Em đang viết trong giờ ăn trưa bỗng thấy có con cò trắng bay đậu trên mái nhà, em chụp hình gửi vào đây chị xem nè. Lạ lắm, chưa bao giờ em thấy con chim này ở đây.





Ngày cuối năm âm lịch của em là như thế. Em viết để chị biết em đang làm gì ngày hôm nay. Ngày mai có thêm những điều mới em sẽ kể chị nghe thêm.

Mong chị sẽ có một năm mới bình an và những điều tốt đẹp đến với chị.



Thương yêu,
Em của chị.


Tôn Nữ Thanh Dương
Ngày cuối năm

 



Wednesday, January 29, 2014

Ngũ Quả Ngày Tết

Ý nghĩa từng loại trên mâm ngũ quả ngày Tết

Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau theo Ngũ hành. Ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, cầu mong sự thịnh vượng.

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường thấy các loại mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm… đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung", kiêng kỵ những trái cây mang ý nghĩa xui rủi như chuối (chúi nhủi), lê (lê lết), cam (cam chịu)...
Ý nghĩa một số loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết
Mam-ngu-qua-ngay-Tet-6910-1390880261.jpg
Lê Phương

Tuesday, January 28, 2014

Xuân Nhớ








Xuân Nhớ

Người  nơi xa chắc là nhớ lắm  
Xuân sắp về sắc thắm hoa tươi  
Chia tay bao nỗi ngậm ngùi 
Lòng mơ mong đợi đứng ngồi không yên
 
Mang tình mới gán lên niềm cũ  
Tâm tư nào chứa đủ sầu thương  
Người đi mang hết vấn vương  
Duyên vay tình trả biết đường nào thay
 
Sầu u uẩn lắt lay không dứt  
Bao đêm về thao thức canh thâu  
Vì sao tình mãi dãi dầu  
Mình anh đơn độc gối sầu cô liêu

Xuân cứ đến tin yêu còn đó 
  Đợi người về lối nhỏ ra hoa  
Vàng xanh hồng đỏ mượt mà 
Riêng anh xin giữ ngọc ngà tình xưa
 
Nguyệt Hạ  
Jan 28, 2014 



Monday, January 27, 2014

PHONG TỤC KHAI XUÂN

.

Những phong tục đẹp khai xuân đầu năm

Viết thơ đầu năm, mừng nhau thêm một tuổi, đi lễ chùa, trồng cây là những phong tục khai xuân... có ý nghĩa cao đẹp đối với người Việt Nam, đem lại sự thiêng liêng và làm giàu đời sống tinh thần. 
.
Khai xuân – khai bút
Ngày xưa chưa có nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như các phương tiện lưu giữ hình ảnh, cầm bút chính là cách để mỗi người giữ lại cảm xúc thời gian đón năm mới.
Khai xuân có nghĩa là khai sinh cho mùa xuân mới bằng ngôn ngữ thể hiện qua ngòi bút. Người khai xuân đại diện cho làng xã, công sở, trường học... phải là người có uy tín và thạo văn chương. Khai xuân bằng việc viết ra những câu thơ, câu văn, câu đối chứa đựng giá trị tổng kết của một năm cũng như cảm xúc về các giá trị đó và tiên đoán cho năm mới. Phong tục này hiện nay không còn nhiều vì sự mai một của văn chương.
Khai bút là cấp độ nhỏ hơn của khai xuân. Khai bút thể hiện cảm xúc của mình với mùa xuân, với năm mới một cách trịnh trọng tùy theo sở thích của mỗi người. Ngày xưa, các cụ thường khai bút vào lúc giao thừa, sau công việc cúng lễ trời đất. Đa số bài viết khai bút là thơ, bởi những câu thơ mới khơi gợi được nhiều cảm xúc và vì thế thơ thường đắt hàng vào dịp giao thừa.
Đối với người xưa, việc khai bút được trân trọng lắm. Sáng mồng 1 Tết, con cháu đến nhà để nghe ông đọc thơ Tết với tình cảm ngưỡng mộ. Ngoài việc làm thơ chúc Tết con cháu, các cụ còn viết thơ về cảm xúc mùa xuân rồi tụ họp ở nhà ngang bên đình làng bình thơ, và những bài thơ cứ thế lan tỏa.
Mừng tuổi ở miền Bắc và lì xì ở miền Nam
Mừng tuổi có ba ý nghĩa lớn, trước hết thể hiện mình là người lớn thương yêu trẻ em. Muốn thể hiện là người lớn thì phải có tiền để cho người bé, tức là người lớn mừng tuổi cho em bé. Khi em bé lớn rồi tự kiếm được tiền thì sẵn sàng từ chối tiền mừng tuổi.
mung-tuoi-4986-1390796821.jpg
Ảnh: Hoàng Hà
Ý nghĩa thứ hai là chúc mừng nhau thêm một tuổi mới, cách mừng tuổi này tạo nên sự kết nối tâm giao giữa những người thân trong nhà, trong làng xã và trong xã hội.
Ý nghĩa thứ ba là mừng thọ, con cháu đến mừng thọ ông bà, nếu ông bà khá giả thì mới lì xì cho con cháu, nếu ông bà nghèo thì mừng tuổi bằng lời chúc, con cháu lúc này ai có tiền thì kính biếu ông bà. Như vậy việc mừng tuổi ông bà có hai giá trị rất rõ đó là giá trị tinh thần và vật chất, trong đó giá trị tinh thần mới là quan trọng.
Đối với miền Nam chỉ có phong tục lì xì, chỉ còn rất ít gia đình giữ được phong tục mừng tuổi. Ngày nay ở miền Bắc, phong tục mừng tuổi vẫn còn nhưng cũng bị biến tướng đi nhiều.
Đi lễ ngày Tết
Ba địa điểm đình, chùa, quán là nơi người miền Bắc chọn để đến lễ ngày Tết, trong đó lễ đình thường dành cho cánh đàn ông, các bé trai, vì đây được xem là việc của làng nước. Trong những năm qua, nhiều ngôi đình đã bị hư hỏng, xuống cấp vì thế việc lễ đình không còn toàn diện như xưa kia.
Lễ quán dành cho phụ nữ và bé gái. Quán thường thờ những nhân vật có công với làng và có những sự tích thiêng liêng.
Riêng lễ chùa chỉ dành cho những người theo Phật giáo và mộ đạo Phật.
Phong tục đi lễ đình, chùa, quán là đời sống tâm linh ngày Tết có từ lâu đời ở nước ta. Ngày nay, chùa khá phát triển vì thế người ta đa phần chỉ còn nghĩ tới đi lễ chùa. Nhất là ở miền Nam, đa phần chưa có đình mà chỉ có chùa, vì thế việc đi lễ đình có khi còn khá xa lạ.
Khai cày - trồng cây
Với người nông dân, khai cày là công việc vô cùng quan trọng. Đường cày đầu xuân thể hiện sức lao động của con người chinh phục đồng ruộng. Chinh phục đồng ruộng là sức sáng tạo của cư dân nông nghiệp Việt Nam - những người làm nên nền văn minh lúa nước. Phong tục khai cày từ lâu đã không còn vì việc cày bằng trâu đã được thay bằng cày máy từ khi công nghiệp phát triển.
Về sau xuất hiện việc khai xuân trồng cây. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi động phong trào này. Những năm gần đây, phong tục trồng cây ngày xuân càng được phát triển rộng khắp.
Giáo sư, tiến sĩ Vũ Gia Hiền

Friday, January 24, 2014

Tháng Chạp







Tháng Chạp

Hồng đào không đợi đến cuối đông
Nắng sớm ban mai tỏa ấm nồng
Theo gió hơi sương li ti đọng
Hoa còn hàm tiếu thoảng hương trong

Vò vẽ bay quanh từng cánh mỏng
Lượn lờ đáp đậu mỗi nhành bông
Xuân tươi vội đến bên thềm vắng
Tình cũ tìm về thoả chờ mong

Nhắn với ai mang nỗi nặng lòng
Duyên trời đã định hoán được không
Dây tơ nguyệt lão bao cầm buộc
Chúc phúc cho đời trọn tình chung 

Tôn Nữ Thanh Dương
Jan 24, 2014

Wednesday, January 22, 2014

Tí và Hắn








Tí và Hắn


Thiệt là tức cười. Mấy ngày nay hắn im ru. Từ sau hôm hai đứa nói chuyện với nhau.

- Mạ còn không?
- Anh đang ở và lo cho Mạ, trên 90 rồi.
- Anh còn ai nữa?
- Anh có vợ và con.
- Vậy thì mừng cho anh. Có lẽ không còn gì bận tâm.

Vài ngày trước hắn cho biết tin về anh như vậy.

Mấy mươi năm nay, mối bận tâm lớn trong lòng Tí là Mạ và anh. Câu hỏi về Mạ, về anh không có câu trả lời. Thỉnh thoảng có người bạn gọi cho biết một ít tin tức mơ hồ về anh. Loại tin nghe qua bạn của người bạn, hay là từ anh của người bạn... Từ lâu nay Tí vẫn nghĩ rằng anh ly dị và Mạ đã mất. Bởi vì khoảng năm năm trước đây, có một người bạn nói với Tí rằng,

- Tháng trước anh về Việt Nam, có ghé nhà anh N. Và nghe anh N nói lại, anh đã ly dị.
- Thế anh có con cái gì không?
- Không nghe anh N nhắc đến, để hôm nào mình sẽ hỏi lại.

Và một người bạn khác, mỗi lần gặp nhau thường nói xa nói gần nhắc đến anh. Để khi Tí hỏi chuyện vợ con của anh thì không biết trả lời. Chính người bạn này, Tí hỏi về Mạ thì nói chắc chắn rằng, Mạ mất lâu rồi.

Mạ là mẹ của anh. Người đàn bà Tí thương như mẹ ruột của mình. Thời gian gặp Mạ không bao nhiêu, những lần đi học về Tí thường vào nhà và ở lại với Mạ chốc lát để Mạ đỡ buồn trong căn nhà vắng lặng. Mạ chỉ cho Tí kho cá nục thật khô với thật nhiều ớt bột. Mạ chỉ Tí nấu canh măng chua với cá tươi. Tí cùng Mạ chẻ nhỏ những miếng gỗ để dành nhen bếp than mỗi ngày. Thương Mạ lắm, Tí chỉ ước gì được ở mãi với Mạ. Ngày ấy, cái hình ảnh Mạ, dáng người thấp nhỏ, khi Mạ quay lưng rời nhà Tí không bao giờ quên được. Lúc nghe tin Mạ mất, Tí đã khóc thầm nhiều ngày.



Như vậy là sự thật. Tí cảm thấy nỗi băn khoăn của mình về Mạ về anh được giải toả. Tí thầm tạ ơn trên đã cho Mạ và anh được bình an đến hôm nay. Tí cũng tạ ơn được biết tin của Mạ và anh. Từ nay Tí không còn phải thắc mắc và lo lắng về Mạ và anh.

Hình như hắn không muốn nghe Tí nói câu: "có lẽ không có gì bận tâm nữa" nên hắn làm mặt giận, im re từ mấy ngày nay. Hắn khùng rồi sao á? Đối với Tí, từ lâu nay, thắc mắc không biết tin tức một người thân quen ra sao, bây giờ biết được chính xác rồi thì thôi. Không còn băn khoăn. Mọi người đang sống yên ổn. Tí hết còn băn khoăn thì Tí nói, "không còn gì bận tâm nữa" là đúng rồi chứ còn gì. Tí thấy hắn im ru, Tí mắc cười. Không lẽ Tí phải hỏi hắn thêm một tá câu hỏi về Mạ, về anh??? Mà chắc gì hắn đã biết hơn để trả lời cho Tí?

Giận thì giận. Tí cũng cám ơn hắn đã cho Tí biết tin. Ít ra lần này không phải là tin vịt.



 

Tôn Nữ Thanh Dương
Jan 21, 2014




Saturday, January 18, 2014

Bài Thơ Đặc Sắc Về Mùa Xuân

 

Bài thơ đặc sắc về mùa xuân

 Gần ¾ thế kỉ là một thời gian đủ để khẳng định Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử là một trong những bài thơ đặc sắc nhất viết về mùa xuân Việt Nam. Những câu thơ giàu hình ảnh, nửa thực nửa hư mong manh, vội vã để giật mình hối hả: “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín - Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng - "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc - Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”…

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan 
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
Bóng cỏ xanh tươi gợn tới trời 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi 
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi 
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc 
Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín 
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng 
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
Hàn Mặc Tử


Tuesday, January 14, 2014

Chia một chút riêng


Chia một chút riêng ...


Những ngày nghỉ cuối năm và đầu năm, gia đình tụ tập, bạn bè gặp nhau. Tôi có một mùa lễ bận rộn và thật vui. Hết gặp nhau ở nhà này, lại hẹn nhau đến nhà khác. Không tiệc tùng quà cáp cầu kỳ, gặp gỡ chuyện trò là chính.


  Ông 94t với cháu 17t và chắt 3t


Cha và con gái út



Qùa của tôi là một cái USB, chứa những tấm hình hai bố con đã chụp trong năm vừa qua, để dành đến ngày sinh nhật tặng cho tôi. Rất vui và cảm động.


Nhớ lại ...
Một ngày cuối tuần, chàng bảo tóc tôi có màu đỏ tự nhiên giống màu gỗ khi tôi đứng gần những món đồ gỗ trong nhà. Thì ra chàng chụp hình tóc từ sau lưng mà tôi không biết.



Con cho mẹ nhiều ngạc nhiên và đây là một,




Trở lại công việc sau hai tuần nghỉ sao mà ê ẩm. Ngày đầu tiên mở máy, nhìn một dọc email thấy muốn ngộp thở. Đọc hết mớ email đó là một chuyện, có giải quyết được mọi thứ không, lại là chuyện khác.

Mãi đến hôm nay mới tạm tạm, chia một chút riêng ở đây cho vui những ngày mới của tháng mới năm mới.


TNTD
Jan 14, 2014